3G là gì – 2g là gì – Đặc điểm các thế hệ mạng di động vô tuyến
Công nghệ ngày càng phát triển, việc thay đổi và không ngừng phát triển trong từng lĩnh vực như: Viễn thông, công nghệ thông tin… là điều tất yếu, để đáp ứng nhu cầu sử dụng internet của người dùng.
Có thể thấy rằng, hệ thống viễn thông phát triển từ những cái cơ bản nhất. Chẳng hạng như việc kết nối cuộc nói chuyện giữa hai người trong cự ly ngắn bằng ống dẫn. Ống nghe nói vô cùng đơn giản cho đến những hệ thống di động toàn cầu như hiện nay.
Trải qua chặn đường dài nghiên cứu và phát triển, hệ thống mạng di động với nhiều công nghệ khác nhau như: Mạng 1G, 2G, 3G, 4G hay thậm chí là mạng 5G. Những thế hệ này mang những ý nghĩa, đặc điểm ra sao ? Hãy cùng Digicenter.com.vn tìm hiểu trong bài viết về chúng nhé!
Các thế hệ mạng di động vô tuyến
Mạng di động 1G là gì
Đây là thế hệ mạng di động đầu tiên trong hệ thống viễn thông, hay còn được gọi là mạng di động không dây. Phát triển đầu tiên nên thế hệ này chỉ có thể phục vụ về khả năng gọi thoại trên thiết bị di động. Công nghệ này chỉ dùng kỹ thuật truyền tín hiệu analog.
Mạng di động 2G là gì
Tiếp theo sự phát triển thế hệ mạng di động thứ nhất, thế hệ mạng di động thứ 2 ra đời. Không ngừng phát triển, nâng cao công nghệ so với 1G. 2G có tên tiếng anh đầy đủ là Global System for Mobile Communications. Viết tắt GSM, gọi là hệ thống thông tin di động toàn cầu.
GSM dùng công nghệ kỹ thuật số, biến đổi các tín hiệu tương tự dưới dạng số để mã hoá truyền dẫn. Công nghệ 2G với thiết kế dạng tế bào (cell), phân thành nhiều cụm hay trạm phát sóng.
GSM sử dụng 2 công nghệ đa truy nhập TDMA (Time Division Multiple Access).Đa truy nhập phân chia theo thời gian và CDMA (Code Division Multiple Access) – Đa truy nhập phân chia theo mã.
So với thế hệ 1G, 2G mang nhiều ưu điểm vượt trội như: chất lượng cuộc gọi, tốc độ truyền dẫn tín hiệu, mở rộng kết nối. Mã hoá kỹ thuật số, tiết kiệm được chi phí và thời gian. Cung cấp dịch vụ tin nhắn sms và thiết bị có thiết kế nhỏ gọn, tiện dụng.
Mạng di động 3G là gì
Tiếp nối sự phát triển của mạng di động, 3G trở thành thế hệ thứ ba trong chuẩn mạng. 3G cho phép truyền các luồng dữ liệu gồm có thoại, sms, dữ liệu, email, hình ảnh,…
Hơn nữa, 3G cho phép truy cập vào Internet, cung cấp các dịch vụ định vị toàn cầu GPS. Có thể truyền tải dữ liệu âm thanh, hình ảnh, video chất lượng cao dùng cho cả thuê bao cố định và di động.
Tốc độ mạng 3G cho phép truyền tải dữ liệu bao gồm thoại. Nhắn tin, video, hình ảnh, âm thanh,.. càng nhanh dung lượng dữ liệu càng lớn. Có 2 chuẩn tốc độ 3G cơ bản gồm HSDPA và HSUPA.
HSDPA – High Speed Downlink Packet Access là gì
Với tốc độ này, gói được tải xuống với tốc độc cao, có thể đạt đến 42 Mbps, gần bằng với tốc độ đường truyền ADSL.
HSUPA – High Speed Uplink Packet Access
Với tốc độ này, gói được truyền tải lên với tốc độ cao, tối đa 5.76 Mbps.
Công nghệ 3G áp dụng các kỹ thuật chính bao gồm 4 chuẩn chính:
W-CDMA
Nền tảng chuẩn UMTS, sử dụng băng rộng để hỗ trợ cho nhiều dùng so với 2G, áp dụng cho các khu vực châu Âu, một phần châu Á và cả Việt Nam.
CDMA 2000
Thế hệ tiếp nối 2G CDMA và IS 95, chuẩn này cung cấp tốc độ dữ liệu từ 144 kbps đến hơn 3 Mbps.
TD-CDMA
Chuẩn này áp dụng hỗn hợp TDMA và CDMA, cung cấp chất lượng tốt hơn để truyền tải dữ liệu đa phương tiện.
TD-SCDMA
Đang được phát triển tại Trung Quốc với mục đích thay thế cho W-CDMA.
3G mang ưu điểm về cải thiện chất lượng cuộc gọi, cũng như tín hiệu, tốc độ truyền tải. Duy trì tốc độ internet kể cả khi di chuyển, truy cập internet sử dụng các dịch vụ thoại. Đa phương tiện qua nhiều ứng dụng trên nền tảng IP.
Mạng di động 4G là gì
Được phát triển sau cùng và phổ biến hiện nay nhất là thế hệ di động 4G. Công nghệ mang đến tốc độ truyền tải lên tới 1-1,5 Gbps, vượt trội hơn hẳn so với 3G.
4G trở thành chuẩn của mạng di động không dây, trở thành 1 phần không thể thiếu trong các thiết bị di động thông minh. Cung cấp cho người sử dụng tốc độ truyền tải dữ liệu với chất lượng cao.
4G có 2 chuẩn Wimax và LTE, mỗi chuẩn này được phân chia băng tần sử dụng khác nhau.
Trải qua hơn 20 năm nghiên cứu và phát triển, mạng di động không chỉ dừng lại ở thế hệ 4G. Hiện nay công nghệ không dây 5G đã và đang được đưa vào thực nghiệm sử dụng. Tại Việt Nam, Viettel đi đầu trong việc lắp đặt các trạm 5G đầu tiên. Tiến hành công cuộc cách mạng mới trong thế hệ mạng di động, bắt kịp sự phát triển của Thế Giới. Trong tương lai, thế hệ mạng di động thứ 5 (5G) có nhiều tác động rất lớn trong tất cả lĩnh vực. Đặc biệt là Kết nối vạn vật – Internet Of Things với nguồn dữ liệu lưu trữ siêu lớn.