Cpu là gì ? Ép xung cpu là gì ? Cpu usage là gì ? Tốc độ cpu là gì
Mỗi thiết bị muốn hoạt động cần phải có một bộ phận để điều khiển, xử lý trung tâm, đây là bộ phận được xem là “trái tim”, “bộ não” của thiết bị. Đối với máy tính cũng vậy, kể cả PC lẫn Laptop. Các bộ phận cấu thành hoàn chỉnh một máy tính như màn hình, chuột, bàn phím, ổ cứng, card màn hình,… cần phải được sự điều khiển của CPU thì mới có thể hoạt động được.
CPU cũng chính là yếu tố chính để có thể đánh giá được chất lượng, yêu cầu về cấu hình đối với một chiếc máy tính. Vậy CPU là gì ? Hãy cùng DigiCenter tìm hiểu trong phần bài viết hôm nay nhé !
Tìm hiểu về CPU máy tính
Khái niệm Cpu là gì ?
CPU – Central Processing Unit – đơn vị xử lý trung tâm hay còn được gọi là bộ xử lý trung tâm. Là mạch điện tử trong máy tính dùng để thực hiện các lệnh của một phần mềm máy tính thông qua số học cơ bản, logic,…
Hiện nay, hầu hết các CPU là các bộ vi xử lý, kết hợp các chức năng của 1 hay nhiều bộ xử lý trung tâm trên một mạch tích hợp (IC- Integrated Circuit). Bộ vi xử lý hoạt động trên các số và ký hiệu được biểu thị trong hệ thống số nhị phân.
Khái niệm Ép xung cpu là gì
Ép xung CPU là phương pháp tinh chỉnh xung nhịp của CPU, để tăng hiệu năng của máy tính, giúp cho người dùng tận hưởng được khả năng cao nhất của máy tính. Thường được gamer, người yêu thich phần cứng máy tính hoặc những người có yêu cầu về các tác vụ nặng sử dụng.
Khái niệm CPU Usage là gì
CPU Usage là thuật ngữ dùng để thể hiện tốc độ hoạt động, dung lượng đang dùng của bộ vi xử lý (CPU) trong máy tính. CPU Usage thường được thể hiện dưới dạng phần trăm (%).
Khái niệm tốc độ cpu là gì ?
Tốc độ CPU hay còn gọi là tốc độ xung nhịp của CPU, là thông số thể hiện chu kỳ quay của 1 CPU được đo trong 1 s, thường được tính bằng đơn vị MHz, GHz,…
Tốc độ của CPU phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
+ Số nhân xử lý.
+ Công nghệ sản xuất.
+ Công nghệ tăng tốc độ của CPU.
+ Bộ nhớ đệm.
+ Đồ họa tích hợp.
+ TDP (công suất thoát nhiệt).
Khái niệm CPU Tray là gì ?
Cpu tray là loại CPU được nhà sản xuất tung ra thị trường mà không bao gồm quạt hay hộp đựng bảo vệ. Người dùng thường mua CPU Tray về để tự lắp ráp máy theo ý thích của cá nhân.
Khi mua CPU Tray bạn sẽ tiết kiệm được một ít tiền vì không phải trả cho các linh kiện đi kèm. Tuy nhiên cũng vì thế mà nó không được cam kết bảo hành bởi hãng sản xuất.
Nên mua CPU của hãng nào tốt nhất?
Hiện nay có hai hãng uy tín, được đông đảo người tin dùng là Intel và AMD. Đây là bản so sánh đơn giản dự trên các tiêu chí người dùng thường quan tâm đến. Tất nhiên lựa chọn của hãng nào tùy vào quyết định của bạn.
Tiêu chí | Intel | AMD |
Giá thành | Trải dài ở các phân khúc giá thành. | Có nhiều lựa chọn ở các phân khúc giá. Tuy nhiên, phân khúc bình dân được AMD chú trọng nhiều hơn. |
Khả năng ép xung | Ít chú trọng vào khả năng ép xung, do đã phân chia các phân khúc rõ ràng. | Hỗ trợ khả năng ép xung mạnh mẽ. Tuy nhiên vẫn chip AMD ép xung vẫn không hơn chip cao cấp của Intel |
Hiệu năng chơi game | Hiệu năng tính toán hỗ trợ chơi game nhanh, mượt | Hiệu năng đồ họa cao, nhưng hiệu năng tính toán thấp hơn Intel nên khó lòng vượt qua Intel ở khoảng hỗ trợ cho việc chơi game |
Điện năng tiêu thụ | Tùy vào từng loại mà có mức tiêu thụ khác nhau. Nhìn chung vẫn được đánh giá là tiết kiệm điện năng | Tiêu tốn điện năng hơn đối thủ Intel. |
Có thể nói Cả 2 hãng Intel & AMD đã cạnh tranh nhau rất nhiều năm. Mỗi hãng đều có ưu nhược điểm riêng. Ở phân khúc bình dân, AMD gây ra tiếng vang lớn trong nhiều năm. Là lựa chọn phù hợp cho người tiêu dùng phổ thông. Còn ở phân khúc cao cấp, Intel hoàn toàn nắm thế chiến thắng. Là lựa chọn phù hợp với những người dùng có yêu cầu hiệu năng mạnh mẽ.