Ổ cứng, ổ cứng HDD, ổ cứng SSD là gì ? Ổ cứng di động là gì ?
Năm 1955, ổ đĩa cứng đầu tiên được giới thiệu trước công chúng bởi IBM, nó nhanh chóng trở thành 1 phần quan trọng trong sự phát triển vượt bật của ngành công nghệ toàn cầu.
Tìm hiểu về ổ cứng máy tính
Ổ cứng là gì ? Ổ cứng tiếng Anh là gì ?
Ổ cứng tên tiếng Anh: Hard Disk Drive là thiết bị lưu trữ dữ liệu thường được lắp sẵn trên máy tính. Ổ cứng ít khi phải tháo dời, có cấu trúc phức tạp và ghi được dung lượng lớn. Ổ cứng thuộc bộ nhớ thứ cấp, còn được gọi là bộ nhớ ngoài hay bộ nhớ phụ. Dữ liệu trong ổ đĩa cứng không bị mất khi không được cấp nguồn.
Ổ cứng HDD là gì
HDD chính là ổ đĩa cứng đời đầu, được thiết kế với 4 thành phần chính là đĩa từ, trục quay, đầu đọc/ghi và cần di chuyển đầu đọc/ghi, trong đó đĩa từ là thành phần quan trọng nhất.
Đĩa từ được cấu tạo từ:
+ Đế đĩa: Thường sử dụng các vật liệu như thủy tinh hoặc nhôm.
+ Lớp phủ từ tính: Trên đế đĩa được phun 1 lớp vật liệu có từ tính, chính lớp này là nơi lưu trữ dữ liệu.
Tùy vào công nghệ và hãng sản xuất mà đĩa từ có thể lưu trữ ở 1 hay cả 2 mặt đĩa.
Trên thị trường, ổ cứng HDD có các hãng sản xuất uy tín như: Toshiba, Western, HGST , Seagate, Hitachi, IBM, Lenovo, HPE, …
Ổ cứng SSD là gì ?
Ổ cứng SSD có tên tiếng Anh: Solid State Drive – ổ đĩa thể rắn, đây là ổ cứng được phát triển sau HDD. Ổ cứng SSD sử dụng tập hợp các mạch điện tử trên 1 chất bán dẫn để lưu trữ dữ liệu liên tục, thường là bộ nhớ Flash.
Ổ cứng SSD hiện nay có các hãng sản xuất như: Transend, Kingston, Intel, Corsair, Plextor, Samsung, Western, Adata, Kingmax, Galax, Patriot, Crucial…
Ổ cứng di động là gì ?
Ổ cứng di động có cấu trúc giống như ổ cứng HDD hoặc SSD tùy vào hãng sản xuất và nhu cầu sử dụng của người dùng.
Với lợi thế về :
+ Kích thước: thường dưới 300 Gram.
+ Hỗ trợ dung lượng cao: từ 500MB đến 10TB.
+ Có thể cài hệ điều hành và các phần mềm.
+ Không cần phải lắp đặt sẵn trong máy mà có thể kết nối với máy tính thông qua cổng USB
Ổ cứng di động là phương pháp thay thế cho ổ cứng máy tính vốn cồng kềnh và khó tháo lắp trước đây. Hoàn toàn phù hợp với người dùng có nhu cầu di chuyển thường xuyên.
Hầu hết hiện nay các hãng làm ổ cứng máy tính, kể cả HDD hay SSD đều có làm ổ cứng di động.
So sánh ổ cứng HDD và SSD
Tiêu chí | HDD | SDD | |
Nơi lưu trữ | Đĩa từ | Chất bán dẫn | |
Độ bền | Dễ bị vỡ, sốc, rung, di chuyển và có thể nhiễm bẩn bởi môi trường | Khó vỡ, chịu được sốc, rung, di chuyển và không bị nhiễm bẩn bởi môi trường. | |
Độ tin cậy | – Có thể bị mất dữ liệu do va chạm giữa đầu đọc/ghi quá sát với đĩa từ. – Sau một khoảng thời gian sử dụng có nguy cơ bị mất dữ liệu khi bị hao mòn về mặt cơ học. | – Khi bị mất điện dễ bị mất dữ liệu. – Để khôi phục lại dữ liệu bị mất khó khăn hơn nhiều nếu so với HDD. | |
Trọng lượng và kích thước | – Đĩa từ thường có kích thước 3.5 inch và nặng 700 gram. – Vỏ được làm từ kim loại. | – Nhỏ, nhẹ thường 2.5 inch hoặc 1.8 inch. – Vỏ thường được làm từ nhựa nên rất nhẹ. | |
Tiếng ồn | Có tiếng rít và nhấp do hoạt động của các bộ phận cơ học | Gần như không có tiếng ồn | |
Ảnh hưởng bởi nhiệt độ | Nhiệt độ cao nhất có thể chịu được | 35 *C sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ. Trên 55 *C ảnh hưởng đến độ tin cậy. | Không bị nhiệt độ cao ảnh hưởng. |
Nhiệt độ thấp nhất có thể chịu được | 0 *C | -55 *C | |
Khi bị thay đổi nhiệt độ bất ngờ | Cần thời gian thích nghi, đôi khi xảy ra ngưng tụ làm ảnh hưởng đến phần bên trong. | Không bị ảnh hưởng | |
Thời gian khởi động | Mất vài giây | Gần như tức thời | |
Thời gian trễ | 2.9 ms đến 12ms | Dưới 0.1 ms | |
Dung lượng lưu trữ | 60 GB đến 14 TB | 120 GB đến 100 TB | |
Tốc độ | Phụ thuộc nhu cầu sử dụng, thường từ 3600 vòng/phút đến 15000 vòng/phút | 200 MB/s đến 3500 MB/s | |
Mật độ lưu trữ diện tích tối đa (Terabits trên một inch vuông) | 2,8 | 1.2 | |
Giá thành | Rẻ | Cao hơn gấp 2 lần nếu cùng dung lượng với HDD |
Bảng so sánh ưu và nhược điểm của 2 dòng ổ cứng Ssd và Hdd
Qua bảng so sánh, ta dễ dàng thấy được ưu nhược điểm của từng loại ổ cứng:
HDD dễ hỏng hóc, dễ bị tác động bởi môi trường bên ngoài, hỗ trợ dung lượng và tốc độ ghi thấp nhưng có giá thành rẻ hơn nhiều so với SSD.
SSD tuy không bị môi trường tác động, dung lượng cao, thời gian khởi động nhanhn nhưng khi bị mất dữ liệu khó khôi phục hơn HDD.
Vì thế tùy vào nhu cầu lưu trữ và túi tiền của mỗi cá nhân mà bạn có thể chọn cho mình thiết bị lưu trữ phù hợp.