3038 lượt xem

Ram là gì

Ram là gì ? Bus ram là gì ? Cách kiểm tra ram máy tính laptop

Việc nâng cấp RAM từ lâu được xem như biện pháp nhanh nhất để cải thiện tốc độ xử lý trên máy tính hay laptop. Tuy nhiên, để tránh các sự nhầm lẫn không đáng và có thể mua được thanh RAM phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân. Bạn cần trang bị những kiến thức liên quan đến RAM như RAM là gì? BUS RAM là gì? Thương hiệu và giá thành của các hãng RAM trên thị trường. Hãy cùng Digicenter giải đáp những thắc mắc của bạn về các vấn đề này nhé.

RAM là gì?

RAM (viết tắt của Random Access Memory – bộ nhớ truy nhập ngẫu nhiên) hay còn gọi là bộ nhớ trong, được sử dụng trong các thiết bị điện tử như laptop, điện thoại, máy tính bảng…

RAM có các ô nhớ để lưu trữ dữ liệu, mỗi ô nhớ lưu địa chỉ khác nhau, thời gian đọc-ghi dữ liệu trên mỗi ô nhớ là bằng nhau. Người dùng có thể truy nhập bất cứ ô nhớ nào mà không cần theo tuần tự.

RAM lưu trữ những thông tin dữ liệu được cần truy xuất nhanh và thường xuyên. Dữ liệu trên RAM sẽ mất nếu RAM bị ngừng cấp nguồn, thiết bị có dung lượng RAM càng lớn thì tốc độ càng cao.

Ram laptop là gì

BUS RAM là gì ?

BUS là một thuật ngữ tin học, dùng để chỉ hệ thống giao tiếp và dẫn truyền dữ liệu giữa các thành phần trong một hệ thống máy tính.

BUS RAM là thông số diễn tả độ lớn của kênh truyền dẫn dữ liệu bên trong RAM hay nói dễ hiểu hơn là tốc độ truyền tải của luồng dữ liệu trong RAM.

Khi máy tính cần phải xử lý nhiều tác vụ truy xuất cùng một lúc, thông số BUS càng cao, RAM sẽ hoạt động càng nhanh, đồng nghĩa với lưu lượng dữ liệu được xử lý càng nhiều, hoàn thành công việc nhanh hơn.

Có hai loại BUS ram

Ram có 2 loại bus đó là: BUS Speed và BUS Width.

– BUS Speed chính là BUS RAM, là tốc độ dữ liệu được xử lý trong một giây.

– BUS Width là chiều rộng của bộ nhớ. Các loại RAM DDR, DDR2, DDR3, DDR4 hiện nay đều có BUS Width cố định là 64.

Để tính BUS RAM, ta có công thức sau: 

Bandwidth = (Bus Speed x Bus Width) / 8

Trong đó:

  • Bandwidth còn được gọi là băng thông bộ nhớ, dữ liệu RAM có thể đọc được trong 1 giây (MB/s). Công thức sẽ áp dụng băng thông tối đa nhưng băng thông trên thực tế thường thấp hơn băng thông trên lý thuyết.

Ví dụ: 1 thanh RAM có BUS RAM là 1600 Mhz thì trong 1s nó sẽ vận chuyển được 12800 MB/s. Khi bạn lắp 2 thanh RAM song song, dữ liệu vận chuyển được trong 1 giây sẽ tăng gấp đôi nhưng BUS RAM sẽ không tăng, vẫn giữ nugyên là 12800 MB/s.

  • Thông thường khi nói đến RAM nghĩa là ta nói đến dung lượng như Megabyte (MB), Gigabyte (GB) hay thậm chí là Terabyte (TB), còn nhắc đến BUS RAM là nói đến tốc độ xử lý (hoặc còn gọi là xung nhịp) của linh kiện RAM đó.

Các chuẩn RAM, BUS RAM và Bandwidth tương ứng

Trên thực tế, chúng ta có nhiều chuẩn RAM, mỗi RAM đều có sự khác biệt rõ ràng và được nâng cấp thường xuyên để phù hợp với nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cao của người dùng:

 Ram SDR

Được dùng trong các máy tính cũ, BUS Speed chạy cùng vận tốc với Clock Speed của Memory Chip, nay đã không còn được sử dụng.

Ram DDR

Đây là cải tiến của bộ nhớ SDR với tốc độ truyền tải gấp đôi SDR nhờ vào việc truyền tải hai lần trong một chu kỳ bộ nhớ. Đã được thay thế bởi DDR2.

Ram DDR2

Là thế hệ thứ hai của DDR, có dung lượng từ 256 MB đến 2 GB RAM.

Ram DDR3

Giúp giảm mức tiêu thụ điện năng lên tới 40%, có dung lượng đa dạng. Nhiều lựa chọn như 2GB, 4GB, 8GB, 16 GB… hỗ trợ đến 128 GB.

Ram DDR4

Ra đời năm 2014, thay thế cho DDR3, nâng cấp về tốc độ truyền tải. Tiết kiệm mức điện tiêu thụ, hỗ trợ dung lượng tối đa đến 512 GB.

Bảng so sánh SDR, DDR, DDR2, DDR3, DDR4

Chuẩn RAMTên ModuleXung nhịpBus Speed (MHz/s)Bandwith (MB/s)

SDR

\PC-66\66\
\PC-100\100\
\PC-133\133\

DDR

DDR-200PC-1600\1001600
DDR-266PC-2100\1332100
DDR-333PC2700\1662667
DDR-400PC-3200\2003200

DDR2

DDR2-400PC2-32001002003200
DDR2-533PC2-42001332664267
DDR2-667PC2-53001663335333
DDR2-800PC2-64002004006400

DDR3

DDR3-1066PC3-850053310668528
DDR3-1333PC3-10600667133310664
DDR3-1600PC3-12800800160012800
DDR3-2133PC3-170001066213317064

DDR4

DDR4-2133PC4-170001067213317064
DDR4-2400PC4-192001200240021328
DDR4-2666PC4-213001333266621328
DDR4-3200PC4-256001600320025600

Các thương hiệu RAM có tên tuổi trong thị trường hiện nay

G.Skill Ram

G.Skill có hơn 28 kinh nghiệm đến từ Đài Loan đã khiến đông đảo người dùng tin tưởng và lựa chọn. RAM G.Skill được đánh giá là loại rẻ và tốt nhất hiện nay. Khuyết điểm của RAM G.Skill là ngoại hình của thanh RAM, vì thanh RAM không có thiết kế hiện đại, nếu bạn không quá chú ý đến thẩm mỹ, đây cũng không phải khuyết điểm gì quá lớn.

RAM G.Skill có giá cho bản phổ thông nhất DDR4 2133 8GB (1x8GB) là khoảng 1.100.000 đồng. Còn bản 4GB thì chỉ còn khoảng 600.000 đồng.  

Kingston Ram

RAM của Kingston được xem như loại RAM tầm trung tốt nhất mà bất cứ ai cũng có thể sở hữu. Thanh RAM của Kingston được thiết kế không quá hầm hố nhưng đủ ngầu, có chất lượng cao và bền.

Giá của RAM Kingston chỉ cao hơn một chút so với RAM G.Skill, như DDR4 2133 8GB (1x8GB) có giá khoảng 1.300.000 đồng.

Corsair Ram 

RAM Corsair nổi tiếng với dòng cao cấp, có tốc độ truyền dẫn cao hơn bình thường và thường dành cho ép xung. Do bộ RAM Corsair tản nhiệt to và cao hơn một chút so với những RAM khác trên thị trường nên kiểu dáng của RAM Corsair thường theo phong cách nghiêm túc và hơi hầm hố.  

Giá rẻ nhất đối với DDR4 2133 4GB (1x4GB) là khoảng 700.000 đồng, nếu muốn nâng lên 8GB thì chỉ cần mua thêm một thanh nữa, tổng chi phí sẽ là khoảng 1.400.000 đồng. Corsair còn có những cặp RAM với tốc độ xử lý khủng và có vẻ ngoài sang trọng như Corsair Dominator có giá khoảng vài triệu một thanh.

Avexir Ram

Avexir thuộc RAM tầm trung, đặc biệt nổi tiếng với thanh RAM plasma sẽ phát sáng và có thể tương tác khi các bạn chạm vào.

RAM Avexir Raiden DDR4 2666 (2x8GB) có giá  khoảng 4.000.000 đồng với màu Tesla xanh dương. Ngoài ra còn 2 bản RAM khác màu nhưng giá cao hơn một chút đó là RAM Avexir ROG (Tesla đỏ) và RAM Avexir Green Tesla (Tesla xanh lá) cả 2 đều có thông số như Avexir Raiden và có giá khoảng 4.400.000 đồng.

Ngoài ra trên thị trường còn các thương hiệu RAM khác như: Mushkin, Crucial, PNY, Patriot, Samsung, Micron, Xtreme…

Cách kiểm tra ram máy tính

Có nhiều cách để kiểm tra cấu hình máy tính, cũng như kiểm tra ram máy tính. Dưới đây là một số cách đơn giản để kiểm tra ram máy tính dành cho bạn.

Dùng Computer Properties để xem cấu ram máy tính

Cách này rất đơn giản, bạn chỉ việc nhấp chuột phải vào biểu tượng This PC > Properties. Tại đây có rất nhiều thông tin cấu hình máy cho bạn.

Kiểm tra ram máy tính với lệnh dxdiag

Đây cũng là một trong những cách khá quen thuộc với các bạn kỹ thuật viên IT. Cách thực hiện khá đơn giản, đầu tiên các bạn mở run bằng cách nhấn tổ hợp phím Window + R sau đó gõ dxdiag ==> Enter. Chờ khoản vài giây, Dxdiag sẽ hiển thị cho bạn một số thông tin cấu hình máy tính 

Kiểm tra ram máy tính bằng CPU-Z

Đầu tiên các bạn cần tải phần mềm cpuz này trên trang chủ về, sau đó cài đặt bình thường. Để kiểm tra cấu hình máy bằng cpuz, các bạn mở phần mềm lên, nó sẽ tự động show các thông tin cho bạn. Theo đó một số thông tin,ý nghĩa các tab trong hộp thoại của cpuz như sau:

Tab CPU trong cpuz có nghĩa là gì ?

Tab này cho cho chúng ta biết thông tin về tên CPU gì ? Cpu đang dùng có tốc độ bao nhiêu GHz…

Tab Caches trong cpuz có nghĩa là gì ?

+ Tab này cung cấp thông tin bộ nhớ đệm của CPU nhé các bạn.

Tab Mainboard trong cpuz có nghĩa là gì ?

Tab này cho ta biết được thông tin về bo mạch chủ,  tên hãng (Manufacturer), đời main, phiên bản BIOS…

Tab Memory trong cpuz có nghĩa là gì ?

Để kiểm tra Ram máy tính, thì tab này rất quan trọng nhé các bạn, Nó cho chúng ta biết được dung lượng RAM là bao nhiêu Gb, dùng loại ram nào tốc độ RAM là bao nhiêu ?

Tab SPD trong cpuz có nghĩa là gì ?

Tab này cho chúng ta biết được số khe cắm ram trên máy tính là bao nhiêu khe.

Tab Graphics trong cpuz có nghĩa là gì ?

Tab này cho ta biết thông số của Card màn hình đang sử dụng.

Tab Bench trong cpuz có nghĩa là gì ?

Cung cấp thông tin tình trạng sức khỏe của CPU.

Xem thêm:  API là gì ?
Bài viết cũng liên quan đến Ram là gì:
  • Cpu là gì
    Ngày đăng:23/08/2019

    Nội dung bài viết Cpu là gì ? Ép xung cpu là gì ? Cpu usage là gì ? Tốc độ cpu là gìTìm hiểu về CPU máy tính Khái niệm Cpu là gì ?Khái niệm Ép xung cpu là gì Khái niệm CPU Usage là gì  Khái niệm tốc độ cpu là gì ?Khái niệm CPU…

  • Mainboard là gì
    Ngày đăng:12/08/2019

    Nội dung bài viết Mainboard là gì ? Main máy tính là gì ?Khái niệm Mainboard là gì ?Các chuẩn mainboard trên máy tính Chuẩn ATChuẩn ATXBảng so sánh chuẩn ATX và các chuẩn dựa trên ATXChuẩn BTXChuẩn DTXNên dùng Mainboard của hãng nào?Một số thương hiệu Mainboard nổi tiếng hiện nay Mainboard hãng ASUSMainboard hãng GigabyteMainboard…

  • Ổ cứng ssd là gì
    Ngày đăng:25/08/2019

    Nội dung bài viết Ổ cứng, ổ cứng HDD, ổ cứng SSD là gì ? Ổ cứng di động là gì ?Tìm hiểu về ổ cứng máy tính Ổ cứng là gì ? Ổ cứng tiếng Anh là gì ?Ổ cứng HDD là gì Ổ cứng SSD là gì ?Ổ cứng di động là gì ?So sánh…

  • Server là gì
    Ngày đăng:26/07/2019

    Nội dung bài viết Server là gì ?Ứng dụng của ServerVí dụ dễ hiểu về ứng dụng của serverKết luận server là gì ? Server là gì ? Trong thuật ngữ máy tính, Server là một chương trình được cài đặt lên máy tính hay một thiết bị phần cứng cung cấp chức năng cho…

Bài viết mới cập nhật:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *